1 Bệnh vi khuẩn Tristeza
1.1 Tác nhân gây bệnh
Virus gây bệnh là Citrus tristeza virut thuộc chi Closterovirus có dạng sợi dài với kích thước 11 x 2.000 µm (Bar-Joseph và ctv., 1979). Rầy mềm là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây có múi. Virus không truyền qua cơ giới nhưng có thể truyền qua chiết ghép.
1.2 Triệu chứng và khả năng gây hại
Hình 1: triệu chứng điển hình cua bệnh tristeza
– Triệu chứng bệnh xuất hiện khác nhau trên cây có múi tuỳ theo giống, dòng virus nhiễm, tiêu biểu nhất là gây gân trong, cây bị lùn, cả thân và nhánh cây bị lõm nặng khi bóc vỏ khỏi thân. Từ đó, làm giảm năng suất và kích thước trái, cành trở nên giòn và dễ gãy. Trên quýt đường, khi trái đạt kích thước bằng trái bóng bàn thì bị vàng từ phần đít lên cuống trái, trái rụng hàng loạt, gây thất thoát nặng cho nhà vườn.
1.3 Biện pháp quản lý
– Tiêu hủy cây bệnh.
– Sử dụng gốc ghép kháng hay chống chịu bệnh.
– Áp dụng công nghệ chuyển gene. Tuy nhiên, kết quả chỉ còn trong phạm vi phòng thí nghiệm và mức độ nhà lưới.
– Sử dụng thuốc có hoạt chất Thiamethoxam, Imidaclorid, Fenobucar, Profenofos, … như: Vua Rầy, Thần Sấm, Thần Ưng, … Luân phiên phun định kỳ để trừ côn trùng chích hút, tác nhân truyền bệnh Tristeza.
2 Bệnh vàng lá Greening
2.1 Tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn gram âm Liberobacter asiaticum gây hại sống trong mạch libe của cây, lan truyền qua mắt ghép hay do rầy chổng cánh.
2.2 Triệu chứng và khả năng gây hại
Hình 2: triệu chứng đặc trăng của bệnh vàng lá greening
– Bệnh xuất hiện quanh năm. Triệu chứng điển hình của bệnh là lá vàng lốm đốm là điển hình nhất của bệnh (chứa nhiều vi khuẩn), trái bị lệch tâm, tránh nhầm lẫn các triệu chứng như vàng lá thiếu kẽm, vàng lá thiếu Mangan cũng dễ dàng tìm thấy. Cần lưu ý gân lá vẫn xanh, trong khi nếu lá vàng gân vàng thì lại điển hình hơn của bệnh do nấm Fusarium solani.
– Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắt nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng. Do đó, làm thiệt hại đến năng suất, phẩm chất trái. Bệnh không có giống kháng. Ngoài cây có múi, vi khuẩn còn nhân mật số tốt trong cây dừa cạn (Catharanthus roscus), dây tơ hồng (Cuscuta spp.).
2.3 Biện pháp quản lý
– Loại bỏ cây đã nhiễm bệnh, cây ký chủ của rầy (cây nguyệt quới, dây tơ hồng) sau khi đã phun thuốc trừ rầy.
– Trồng cây giống sạch bệnh, cách ly nguồn nhiễm bệnh, trồng thưa và có cây chắn gió bảo vệ.
– Sử dụng thuốc có hoạt chất Thiamethoxam, Imidaclorid, Fenobucar, Profenofos, … như: Vua Rầy, Thần Sấm, Thần Ưng, …. Luân phiên phun định kỳ bảo vệ các đợt lá non, nhất là vào mùa Xuân, hay đầu mùa mưa vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng
3 Bệnh loét vi khuẩn
3.1 Tác nhân gây bệnh:
Vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri gây bệnh loét, chúng xuất hiện trên cành, lá non và trái, dễ thấy nhất là trên lá và trái. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sũng ướt, màu vàng trong, sau đó biến thành màu nâu nhạt, phát triển nhô lên trên mặt lá hay vỏ trái.
3.2 Triệu chứng và khả năng gây hại
Hình 3: Triệu chứng điển hình bệnh loét trên cam quýt
– Ban đầu vết bệnh là những đốm chấm nhỏ màu vàng trong, sau đó đậm dần rồi hoá nâu, gồ ghề trên bề mặt. Xung quanh vết bệnh có 1 quầng vàng rõ rệt, các vết bệnh có thể rời rạc hoặc kết dính lại tạo thành một mảng lớn trên bề mặt lá. Kích thước của vết bệnh thay đổi tùy theo mức độ mẫn cảm của giống. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa, ẩm độ cao. Tốc độ lây lan khá nhanh qua nước mưa, nước tưới.
– Đây là một loại bệnh cũng khá phổ biến và nghiêm trọng cho cây có múi ở mọi giai đoạn. Bệnh thường xuất hiện trên lá làm rụng lá. Đôi khi bệnh xuất hiện trên thân non làm khô cành và chết ngọn.
3.3 Biện pháp quản lý
– Cắt bỏ và tiêu huỷ các bộ phận bị bệnh.
– Ngăn chặn nguồn xâm nhiễm qua vật liệu vô bầu, công nhân, dụng cụ, nguồn nước.
– Phân lô các giống riêng biệt theo khả năng kháng bệnh của từng giống (nếu có thể).
– Xử lý đất và vật liệu trồng trước khi gieo.
– Đối với hạt, mắt ghép có thể xử lý bằng dung dịch 350ml nước Javel/3 lít nước sạch.
– Phun luân phiên các loại thuốc: Siêu Trừ Nấm Khuẩn, Siêu Diệt Khuẩn, Kamycin Japane 20sl, … khi cây ra đọt non để phòng và trị bệnh.
4 Bệnh ghẻ nhám
4.1 Tác nhân gây bệnh
Bệnh ghẻ nhám (ghẻ lồi) là do nấm Elsinoe fawcetti. Bệnh gây hại trên cành non, trái non và đọt non.
4.2 Triệu chứng và khả năng gây hại
Hình 4: triệu chứng điển hình bệnh ghẻ nhám trên cam quýt
– Trên lá, vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ mất màu, trong mờ nhô ra ở mặt dưới lá, sau đó biến thành các mụn nhỏ như mụn ghẻ, màu nâu, lá bệnh bị cong ngược về một phía, vặn vẹo và biến dạng. Nếu bị nặng là vàng và rụng sớm.
– Trên trái, vỏ trái nổi nhiều gai sần sùi, màu nâu xám, rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn bất dạng (phân biệt vỏ trái bị nhện hại thì không nổi gai). Bệnh làm mất giá trị thương phẩm, nếu nặng làm rụng trái hàng loạt.
– Trên cành, vết bệnh cũng nhô lồi lên như trên lá, cành bị sần sùi có các vẩy màu vàng, cành non có thể bị khô chết. Vết bệnh trên trái chanh và cam sành thường nhô cao hơn trái cam mật.
4.3 Biện pháp quan lý
– Không trồng cây con bị bệnh.
– Không trồng mật độ quá dày, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng.
– Vườn ươm, vườn trồng phải cao ráo, tránh đọng nước.
– Cắt bỏ cành, lá bệnh và mang ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế mầm bệnh lây lan.
– Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục. Bón phân cân đối hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra đọt non liên tục.
– Giảm lượng phân đạm bón cho cây và ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bệnh.
– Sử dụng các loại thuốc như: Alonil 75WP, Siêu Trừ Nấm Khuẩn, Gvil 5SC, … phun giai đoạn chồi non mới nhú hoặc vừa tượng trái. Nếu áp lực nguồn bệnh quá cao, nên phun các loại thuốc như: Atopsuper 400SC, Nati 281EW… liều lượng 15-20 cc/bình 8 lít, phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly để an toàn sức khỏe người tiêu dùng.
(Còn tiếp…)