Cam, quýt, bưởi, chanh là các cây trồng phổ biến dùng làm thực phẩm. Diện tích trồng của cả nước hiện nay khoảng 209.185 ha, riêng miền Nam là 117.646 ha. Chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cho người sử dụng và giá trị kinh tế cao cho người canh tác. AGC Việt Nam từng chia sẽ cùng quý bà con về các bệnh hại trên loài cây giá trị này qua hai bài Bệnh hại trên cây có múi (Cam, quýt, …) phần 1, phần 2. Ngoài bệnh gây hại, côn trùng là một tác nhân khiến cho nhà nông thất thoát năng suất thậm chí mất trắng. Trong nội dung chia sẽ hôm nay, AGC Việt Nam sẽ cung cấp đến quý bà con hình thái, đặc điểm cũng như mẹo nhỏ quản lý côn trùng gây hại. Kính mời quý bà con cùng theo dõi.
1. Rầy chổng cánh
Nhắc đến rầy chổng cánh, bà con nghĩ ngay đến bệnh vàng lá Greening do loài này là véc tơ lây truyền. Rầy có tên khoa học là Diaphorina citri. Chúng là loài công trùng gây hại đối với cây ăn quả có múi, điển hình là cam, quýt, bưởi, chanh.
1.1 Sinh học, sinh thái rầy chổng cánh
– Thành trùng nhỏ dài 2 – 3mm, cánh dài màu nâu đậm, khi đậu phần bụng của thành trùng chổng lên cao một góc 30 – 40o so với bề mặt nơi đậu (nên được gọi là rầy chổng cánh). Chúng ít di chuyển, có thể tồn tại được trong khí hậu lạnh và cả khí hậu nóng khô. Rầy trưởng thành có thể sống trên 8 tuần. Sau khi vũ hóa 4-5 ngày thì bắt đầu giao phối và đẻ trứng. Trứng được đẻ thành từng cụm trên các đọt non. Một con cái đẻ khoảng 200-800 quả trứng.
– Trứng hình bầu dục, một đầu nhọn và được đính thẳng vào mặt lá, có kích thước 0,3 mm. Trứng thường được đẻ thành từng nhóm trên nách lá hoặc trong các chồi lá non
– Ấu trùng hình bầu dục dẹp, màu xanh lục ngả màu vàng ở các tuổi nhỏ. Ấu trùng tuổi 5 có màu nâu vàng và 2 mầm cánh nhỏ, ít di động.
– Vòng đời rầy chổng cánh từ 20 – 38 ngày.
– Những cây ra chồi quanh năm thường bị gây hại nặng. Nhiệt độ thích hợp cho rầy chổng cánh phát sinh và gây hại là 28-300C, ẩm độ 80-85 %.
1.2 Đặc điểm gây hại của rầy chổng cánh
– Thành trùng và ấu trùng chích hút dinh dưỡng lá non, đọt non làm phiến lá nhỏ và xoăn lại, đọt non lụi dần, sần sùi.
– Chất thải của rầy thu hút nấm bồ hóng phát triển ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây có múi.
– Nghiêm trọng hơn, rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh vàng lá gân xanh (Greening) do vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus, gây thiệt hại nghiêm trọng.
– Rầy chổng cánh xuất hiện trên cây trồng khi có chồi non, nếu ký chủ chính như cam, quít, bưởi… không có chồi non thì rầy di chuyển sang các ký chủ phụ như nguyệt quế, cần thăng để duy trì mật số. Chúng tạo mật độ cao vào đầu mùa mưa (từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 7 đến tháng 12 trong năm) là lúc cây ra lá non và trổ hoa.
Xem thêm bệnh vàng lá Greening click vào tại đây
1.3 Biện pháp quản lý rầy chổng cánh
– Thường xuyên cắt tỉa cành và phải điều khiển các đọt ra tập trung.
– Trồng cây chắn gió xung quanh vườn để hạn chế sự tái xâm nhiễm của rầy chổng cánh từ nơi khác đến.
– Tạo điều kiện cho thiên địch trong vườn phát triển như kiến vàng, các loại ong ký sinh, ấu trùng bọ rùa, ấu trùng bọ cánh lưới, ruồi ăn mồi.
– Theo dõi mật số rầy vào các giai đoạn cây ra đọt non để phòng trị kịp thời. Phun các sản phẩm: Lougent 450SC, Thần Ưng, Siêu diệt rệp, Vua Rầy, RAYXANH 200WP, …
2. Rầy mềm
Rầy mềm có nhiều loài, nhưng trên cây có múi chủ yếu có hai loài đó là Toxoptera auranti và Toxoptera citricidus. Cả hai loài này đều thuộc họ rầy mềm (Aphididae), bộ cánh đều (Homoptera). Cơ thể của chúng có hình bầu dục, bóng và có kích thước rất nhỏ, hình dáng hơi giống trái lê.
2.1 Sinh học, sinh thái rầy mềm
Con trưởng thành đực (thường ít gặp) luôn luôn có cánh, nhưng con trưởng thành cái lại có hai dạng: có cánh và không có cánh.
– Dạng có cánh: Cơ thể từ màu nâu đỏ đến đen, nhưng ngực đậm hơn. Râu đầu ngắn hơn cơ thể, màu nâu đỏ, chân và đoạn cuối của râu màu trắng, những đoạn nối những đốt râu cũng màu trắng. Chiều dài cơ thể từ 1,6 – 2,1 mm, rộng từ 0,8 – 1 mm. Vòi chích hút nối dài khỏi đốt chậu chân sau, đốt cuối vòi nhọn và đẹp. Những chân màu sậm, riêng đốt chày màu nhạt. Bụng màu nhạt, có rất nhiều đốt đạm nằm không tập trung. Ống bụng dạng trụ màu đậm.
– Dạng không cánh: Cơ thể màu nâu đỏ, lớn hơn dạng có cánh, chiều dài từ 1,7 – 2,1 mm, rộng từ 1,1 – 1,35 mm Ở trên cơ thể có rất nhiều lông dài và nhiều đốm màu không tập trung.
Vòng đời của rầy mềm phức tạp. Những con cái không cánh sinh sản không cần thụ tinh vào mùa hè. Đặc biệt, những con cái này đẻ con. Một rầy mềm cái có khả năng đẻ từ 1 – 16 con trong một ngày và đẻ trên 100 con trong suốt thời gian sống là 12 – 33 ngày.
Ấu trùng lột xác 4 lần trong thời gian từ 4 – 16 ngày tùy điều kiện môi trường và thức ăn.
Dạng không có cánh phát triển khi thức ăn non mềm, trong điều kiện khí hậu phù hợp. Rầy mềm hoàn tất tuổi đời khoảng 3 tuần, nếu gặp điều kiện thích hợp có thể 12 thế hệ trong vòng 1 năm.
2.2 Đặc điểm gây hại của rầy mềm trên cây có múi
Rầy mềm gây hại trên nhiều loại cây, riêng đối với cây có múi có các đặc điểm sau:
– Rầy trưởng thành và rầy non đều tập trung bu bám ở mặt dưới của những lá non, cành non, đọt non để chích hút nhựa của các bộ phận này, làm cho chồi non, lá non biến dạng, lá cong queo, còi cọc, không phát triển được giảm khả năng tăng trưởng của cây.
– Chất bài biết của rầy còn có chứa nhiều chất đường mật, thuận lợi cho cho nấm bồ hóng phát sinh, phát triển phủ kín cả cành, lá ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây.
– Rầy mềm cũng làm cho trái bị chín sớm và giảm phẩm chất.
– Rầy mềm có tác nhân truyền bệnh “Tristeza”. Chỉ cần 3 rầy mềm đủ để gây hại 100% cây. Khi chích hút cây bệnh, rầy chỉ cần khoảng một phút để chích hút virus vào cơ thể và chỉ cần khoảng 3 phút là có thể truyền bệnh sang cho cây khỏe mạnh.
Xem thêm bệnh tristeza click vào tại đây
2.3 Biện pháp quản lý
– Cắt tỉa cành, điều khiển các đọt ra tập trung.
– Tạo điều kiện cho thiên địch trong vườn phát triển như kiến vàng, ấu trùng bọ rùa, ấu trùng bọ cánh lưới, ruồi ăn mồi.
– Theo dõi mật số rầy vào các giai đoạn cây ra đọt non để phòng trị kịp thời. Phun các sản phẩm: Lougent 450SC, Thần Ưng, Siêu diệt rệp, Vua Rầy, RAYXANH 200WP, …
– Tránh xịt thuốc tràn lan, mà chỉ xử lý trực tiếp vào các chỗ có rầy bu bám (đọt non, lá non, cành non…)
3 Nhện hại trên cây có múi
Nhện gây hại trên cây có múi có 3 loài:
– Nhện vàng Phyllocoptruta oleivora
– Nhện đỏ Panonychus citri
– Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus
3.1 Sinh học sinh thái nhện hại
– Nhện vàng trưởng thành màu vàng tươi, có hình dạng giống như củ cà rốt, con cái dài khoảng 0,1mm. Trứng được đẻ vào những phần lõm trên trái và trên bề mặt lá.
– Nhện đỏ trưởng thành hình bầu dục tròn dài khoảng 0,35mm, màu đỏ sậm. Ấu trùng có kích thước nhỏ và màu nhạt hơn trưởng thành. Đây là loài nhện phổ biến và chiếm mật số cao hơn trong vườn cây có múi.
– Nhện trắng trưởng thành có màu trắng hơi vàng, cơ thể hình bầu dục dài khoảng 0,2mm, cơ thể có phủ lớp lông mỏng và thưa.
– Nhện thường phát sinh gây hại vào mùa nắng trong điều kiện khô hạn.
– Vòng đời nhện hại cây trồng tương đối ngắn, trung bình 15 – 20 ngày. Nhện trưởng thành có thể đẻ vài trăm trứng, tạo thành các lứa nối tiếp nhau với mật độ cao.
3.2 Đặc điểm gây hại của nhện
– Trên lá nhện thường bám ở mặt dưới lá, gây hại bằng cách chích hút dịch ở lớp biểu bì để lại những chấm nhỏ li ti vàng nhạt dưới mặt lá, đường gân lá nổi gồ lên làm cho lá bị sượng không phát triển. Khi bị nặng, vết chấm lan rộng, lá có màu ánh bạc, sau đó lá bị khô và rụng.
– Trên trái nhện sống tập trung ở cuống và đít trái non, chích hút dịch của lớp biểu bì và làm vỡ tuyến tinh dầu, vỏ trái bị biến màu nên gọi là da lu. Khi mật số nhện cao, bề mặt trái như bị phủ bởi một lớp lông nhung sần sùi màu nâu xám hay xám bạc gọi là hiện tượng da cám. Trái bị hại thường có vỏ dày và kích thước nhỏ hơn những trái không bị hại. Nếu mật số cao có thể làm trái bị rụng sớm.
3.3 Biện pháp quản lý
– Thăm vườn thường xuyên, quan sát kỹ những trái nằm trong tán vì nhện thường tập trung cao vào phía này
– Sử dụng vòi áp lực cao phun vào mặt dưới lá, trái nơi nhện cư trú.
– Khi nhện xuất hiện nhiều, phun luân phiên những loại thuốc sau: Redmite, Hổ Chúa, Báo Đen, GaBa, GAMMA,…
4 Rệp sáp bông và rệp sáp vảy
4.1 Sinh học sinh thái rệp sáp và gây hại
Rệp sáp bông: Cơ thể dài khoảng 2,5 – 4 mm, rìa mỗi bên có nhiều tua trắng. Cơ thể phủ đầy chất sáp trắng như bông nên còn gọi rệp bông.
Rệp sáp vãy: Cơ thể có một lớp vỏ cứng với hình dạng, mầu sắc và kích thước khác nhau. Lớp vỏ này có thể tách ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng.
Các loài rệp sáp đều có chu kỳ sinh truởng ngắn, khả năng sinh sản cao, có loài đẻ trứng, có loài đẻ con. Khi gặp điều kiện môi trường thích hợp mật độ rệp phát triển rất nhanh.
4.2 Đặc điểm gây hại của rệp sáp
– Cả ấu trùng và thành trùng cái đều chích hút nhựa lá, cành, trái, cuống trái. Khi bị hại nặng lá bị vàng, rụng, cành bị khô và chết, trái cũng có thể bị biến màu, phát triển kém và bị rụng.
– Rệp sáp di chuyển từ nơi này sang nơi khác nhờ kiến. Dịch do rầy tiết ra có chứa nhiều chất đường mật vừa làm thức ăn cho kiến vừa là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển.
– Rệp gây hại chủ yếu vào mùa nắng, thời tiết khô hạn.
4.3 Biện pháp quản lý
– Rệp vảy có thể dùng tay diệt, dùng dao hoặc bàn chải diệt, nhưng phải kiểm tra thường xuyên để phòng trừ.
– Cắt tỉa, tạo tán để vườn cây được thông thoáng
– Dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến
– Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp sáp: Siêu diệt rệp, Thần Ưng, …
– Nếu rệp sáp ở dưới gốc, xới đất nhẹ xung quanh gốc, tưới thuốc sau đó lấp đất lại.
5.1 sinh học sinh thái
Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 1,1mm, trưởng thành cái có kích thước lớn hơn trưởng thành đực, cơ thể có màu vàng nhạt đến màu vàng đậm, phần bụng đậm hơn phần đầu và ngực. Mắt kép màu nâu đen, cánh hẹp thon dài, hai bên rìa cánh có nhiều sợi lông nhỏ dài. bọ trĩ có vòng đời tương đối ngắn, khoảng 13 – 20 ngày, đẻ trứng nhiều (25 – 30 trứng)
Trứng: Hình bầu dục, mới đẻ có màu trắng trong, sau chuyển thành trắng ngà, sắp nở màu trắng đục được đẻ trong mô của cánh hoa, mô lá, trứng đẻ rải rác.
Ấu trùng: Giống với thành trùng, không cánh, màu nhạt hơn, kích thước nhỏ.
Nhộng: Có màu vàng sậm, mắt kép và mắt nhỏ có màu đỏ, mầm cánh xuất hiện, râu đầu ngắn.
5.2 Đặc điểm gây hại
Bọ trĩ gây hại trên trái tạo ra đường vòng màu trắng như da cám ở quanh cuống. Chúng thường tập trung chích hút ở mặt dưới làm lá cam biến màu nâu vàng và cong lại.
Trên vỏ trái non, bọ trĩ chích vào tế bào biểu bì tạo thành những mảng sẹo màu trắng xám. Do bọ tập trung gây hại ở phía dưới lá đài hoa nên khi trái lớn những mảng sẹo này lộ ra ngoài thành những đường sẹo vòng quanh cuống rất điển hình.
Bọ trĩ gây hại chủ yếu gây hại trên các bộ phận của cây như lá non, chồi non, hoa và ngay cả trên trái. Chúng thường gây hại và phát triển mạnh vào mùa nắng điều kiện thời tiết nắng nóng.
5.3 Biện pháp quản lý
– Thường xuyên thăm vườn, điều tra, nếu cây có các triệu chứng như vừa trình bày trên và nếu mật số bọ trĩ cao (trên 3 – 5 con/chồi, lá hay trái) thì tiến hành phòng trừ ngay.
– Để biết mật số bọ trĩ cao hay thấp, chúng ta có thể dùng tay rung hoa, chồi hay trái để bọ trĩ rơi trên tờ giấy trắng rồi quan sát và đếm bằng mắt thường hay bằng kính lúp.
– Sử dụng vòi phun áp lực cao phun nước lên cây để làm giảm mật số bọ trĩ vào giai đoạn cây đang ra lá non, chồi, hoa, trái non…, nếu mật số bọ trĩ cao có thể luân phiên sử dụng các loại thuốc: Thần Ưng, Thần Chết, Hổ Chúa, Báo Đen, GaBa, GAMMA, …
Còn tiếp,…