Ốc bươu vàng là một sinh vật có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có tên khoa học là Pomacea canaliculata Lamarck., được nhập vào Philippines qua Đài Loan từ năm 1982 – 1984 sau đó lan tràn qua các nước khác ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Trái với mong muốn ban đầu là làm nguồn dinh dưỡng thực phẩm (protein) cho con người, ốc bươu vàng đã trở thành đối tượng dịch hại nguy hiểm đối với các vùng sản xuất lúa nói riêng, cây trồng nói chung và cần phải diệt trừ để bảo vệ mùa màng.
1. Ốc bươu vàng sinh sản nhanh, gây hại mạnh
Ốc bươu vàng có thể sống dưới nước hay trên cạn nhờ có khe mang và cơ quan giống phổi. Chúng có thể sống nhiều tháng trong điều kiện khô hạn bằng cách đóng nắp và vùi sâu trong đất, nên giai đoạn này được gọi là khoảng thời gian ngủ của ốc.
Khi gặp nước, chỉ cần một đêm là chúng hoạt động trở lại bình thường. Đặc biệt, chúng có thể tồn tại trong môi trường ô nhiễm, thiếu oxy nhờ có ống thở. Ốc bươu vàng con cũng có thể sống trong nước ở nhiệt độ từ 0 – 32oC và sống trong đất khô 6 tháng khi điều kiện tự nhiên thiếu nước.
Trong điều kiện nước mặn 0,5 – 0,6%, ốc bươu vàng vẫn gây hại; khi độ mặn lên 0,8% thì ốc sẽ chết 100% trong vòng 3 ngày. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy ốc bươu vàng ăn khoảng 20 loài thực vật, trong đó có lúa non, tảo, bèo, cây mọng nước… và các chất hữu cơ mục nát.
Ốc cái từ 2 – 3 tháng tuổi bắt đầu sinh sản. Ốc bươu vàng bắt cặp từ 10 đến 18 giờ, ốc cái đẻ trứng 1 – 2 ngày sau đó vào chiều tối và nhiều nhất vào ban đêm trên bất cứ vật thể nào phía trên mặt nước, cách mặt đất từ 0,3 – 0,5 m trở lên. Trứng có màu đỏ hồng đậm khi mới đẻ và màu hồng nhạt khi gần nở, bám thành chùm trên nhánh cây, vật cứng.
Ốc bươu vàng có tốc độ sinh sản rất nhanh. Chúng đẻ trứng thành từng ổ, mỗi ổ khoảng 200 – 300 trứng trong khoảng 3 giờ. Nếu điều kiện thích hợp, số lượng trứng có thể lên tới 500 – 600 trứng/ổ. Mỗi chu kỳ đẻ của chúng gồm 10 – 12 ổ, nên số lượng lên tới khoảng 1.000 – 1.200 trứng/ tháng. Sau 7 – 15 ngày, trứng sẽ nở thành ốc non. Giai đoạn ốc non phát triển từ 15 – 25 ngày, sau đó là giai đoạn ốc lớn (26 – 59 ngày). Vòng đời ốc trung bình là 60 ngày và ốc bươu vàng có thể sống đến 4 – 6 năm.
Ốc non nở, rơi xuống nước, nổi lập lờ trên mặt nước, 2 ngày sau thì vỏ cứng, lớn rất nhanh và trở thành kẻ phàm ăn. Giai đoạn phá hoại mạnh nhất khi ốc đạt 10 – 40 mm.
Ốc bươu vàng thường cắn ngang cây lúa non hay chồi non từ ngay sau khi sạ cho đến khi cây lúa được 30 ngày tuổi, hoạt động chủ yếu vào sáng sớm, chập tối và ban đêm. Đây là giai đoạn thiệt hại nặng nhất. Trên ruộng lúa, các dấu hiệu nhận thấy ốc bươu vàng gây hại là: mất cây – làm cho lá, thân cây lúa nổi trên mặt nước hoặc cây lúa đứt ngang thân.
Khi ốc bươu vàng phát triển ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng, làm thiệt hại về giống, phải sạ lại nhiều lần, ruộng lúa sinh trưởng không đồng đều khó khăn cho việc chăm sóc và thu hoạch, ảnh hưởng đến năng suất lúa. Các nghiên cứu cho thấy, 1 con ốc bươu vàng (2 – 3 cm)/ m2 gây hại trong giai đoạn 3 – 20 ngày sau sạ sẽ làm giảm 15 – 20% năng suất lúa. Nếu mật độ 6 – 10 con ốc bươu vàng /m2 thì ruộng lúa sạ sẽ mất trắng sau 1 ngày đêm.
2. Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng
Hiện nay, ốc bươu vàng là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm, rất khó phòng trừ. Để hạn chế ốc bươu vàng, cần áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp như:
- Trong quá trình làm đất:
- Làm đất kỹ bằng phẳng, tránh chỗ trũng nước.
- Bắt ốc và ổ trứng bằng tay vào buổi sáng sớm.
- Có thể sử dụng thức ăn như lá đu đủ, xơ mít, lá khoai, súng… dẫn dụ tập trung ốc bươu vàng để dễ thu gom hơn. Các loại lá bó thành từng bó để ở góc ruộng, gần bờ; sau 12 – 24 giờ, dùng rổ, rá xúc lên để bắt ốc.
- Đánh rãnh thoát nước (25 x 5 cm) cách nhau 10 – 15 m giúp ốc bươu vàng tập trung để thu gom bằng tay hay xử lý thuốc ốc thuận tiện hơn.
- Đặt lưới, phên tre chặn mương nước vào ruộng, ngăn ốc xâm nhập và bắt ốc dễ dàng.
- Giai đoạn từ khi gieo sạ đến 21 ngày sau sạ:
- Sử dụng giống tốt có tỷ lệ nẩy mầm cao.
- Bón phân lót Urea, NPK (60 – 70 kg) + Humic (2 – 3 kg)/ ha để giúp cây lúa non mọc khoẻ và giảm thấp số lượng ốc bươu vàng gây hại.
- Cắm các cọc tre, sậy ở những chỗ ngập nước, mương kênh tưới để thu hút ốc đẻ trứng, thu lượm (7 – 10 ngày/ lần) và phá các ổ trứng dễ dàng.
- Thả vịt vào ruộng ăn ốc non và trứng ốc. Thu lượm ốc bươu vàng trưởng thành để làm thức ăn cho cá, vịt.
- Thỉnh thoảng rút nước ra khỏi ruộng, giữ mực nước thấp 2 – 3 cm nhằm hạn chế ốc di chuyển và phá hại.
- Sử dụng thuốc trừ ốc bươu vàng: APPLE 700WP
3. Đặc tính và cách sử dụng thuốc trừ ốc bươu vàng APPLE 700WP
APPLE 700WP chứa Niclosamide là dẫn chất Salicylanilid có clor, thuốc trừ ốc có tác dụng xông hơi và vị độc kiểm soát các loại ốc gây hại cây trồng.
Niclosamide gây ra sự tách rời ty thể, làm giảm nồng độ ATP của tế bào và tăng tỷ lệ ADP so với ATP trong tế bào và kích hoạt kinase protein hoạt hóa AMP (AMPK ) trong tế bào. Tác động đến chức năng hô hấp và tiêu hoá, ngăn cản hấp thu đường và quá trình biến dưỡng khiến ốc không hấp thu được oxy và dưỡng chất. Làm ức chế men hô hấp và trao đổi chất trong cơ thể của ốc, thuốc khi tiếp xúc với trứng sẽ làm ung trứng, thối trứng và làm cho chúng không nở được.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
– Giữ nước trong ruộng dưới 5cm, nếu mực nước trong ruộng cao hơn 5cm thì lượng thuốc dùng hiệu quả nhất là 15g/bình 25 lít.
– Mực nước trên ruộng khi phun thuốc từ 3-5cm. Phun thuốc lúc sáng sớm hoặc chiều mát khi ốc hoạt động mạnh.
– Ở vùng nước phèn, mặn nên tăng liều sử dụng. Không sử dụng cho ruộng lúa xạ ngầm.
– Không phun thuốc khi ruộng không chủ động được nước, ruộng nuôi cá hoặc ao hồ thủy sinh.
– Khai thông cạn nước sau 48 giờ xử lý thuốc trên ruộng.
– Tuân thủ liều lượng và thời gian cách ly theo khuyến cáo.
– Tuân thủ các nguyên tắc an toàn và phòng hộ lao động.
– Sử dụng ngay khi thấy có ốc trên ruộng: Nếu sau khi sạ, do trời mưa hay lý do gì khác làm nước đọng trên ruộng, ốc sẽ trồi lên cắn phá lúa, bà con có thể tiến hành rải thuốc để diệt ốc.