Tình hình sâu bệnh hại chủ yếu trên một số cây trồng (Từ ngày 07/11 đến ngày 13/11/2021)

TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU

1. Cây Lúa

– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 8.002 ha (tăng 6.635 ha so với kỳ trước, tăng 6.242 ha so với CKNT), phòng trừ 7.471 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Tây Ninh, Bình Thuận, …

– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 4.002 ha (tăng 44 ha so với kỳ trước, giảm 1.267 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 2.118 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như Sóc Trăng, Tây Ninh, Kiên Giang, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Nai, Bình Thuận, …

– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.328 ha (giảm 418 ha so với kỳ trước, giảm 1.116 ha so với CKNT); diện tích phòng trừ trong kỳ 918 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Sóc Trăng,  Long An, Kiên Giang, Bến Tre, Hậu Giang, …   

– Bệnh đạo ôn:

+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 16.135 ha (tăng 2.650 ha so với kỳ trước, tăng 4.860 so với CKNT), phòng trừ 10.142 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Nai, Kiên Giang, Tây Ninh, Bình Thuận, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Khánh Hòa,…

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 2.058 ha (tăng 453 ha so với kỳ trước, tăng 457 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 1.389 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bình Dương, Bình Thuận, Lâm Đồng, …

Bệnh đen lép hạt:  Diện tích nhiễm 5.325 ha (tăng 1.358 ha so với kỳ trước, giảm 274 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 3.361 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bình Thuận, Bình Định, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đăk Lăk, …

– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 4.473 ha (tăng 862 ha so với kỳ trước, giảm 496 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 2.408 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, An Giang, …

– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 1.894 ha (giảm 487 ha so với kỳ trước, giảm 935 ha so với CKNT) diện tích phòng trừ trong kỳ 6.176 ha. Phân bố tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Long An, Kiên Giang, Lâm Đồng, Khánh Hòa,…

– Chuột: Diện tích nhiễm 3.341 ha (tăng 337 ha so với kỳ trước, giảm 476 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 6.145 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Nai, Long An, Cà Mau, Bình Thuận, Khánh Hòa, Gia Lai, Phú Yên,…

2. Cây ngô

Sâu keo mùa thu: Tiếp tục phát sinh và gây hại với diện tích nhiễm 1.062 ha (tăng 46 ha so với kỳ trước, giảm 2.003 ha so với CKNT), nhiễm nặng 13 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 1.005 ha.

Trong kỳ, diện tích nhiễm sâu phân bố tập trung chủ yếu tại 22 tỉnh/thành như: Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Bình, Yên Bái, Hà Nam, Hà Nội, Lai Châu, Điện Biên, Nam Định, Sơn La, Thái Nguyên, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đồng Nai, …   

3.  Cây nhãn

Bệnh chổi rồng: gây hại chủ yếu ở các tỉnh phía Nam với diện tích nhiễm 1.364 ha (giảm 02 ha với kỳ trước, giảm 473 ha so với CKNT), nhiễm nặng 226 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 156 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bình Phước, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bến Tre,…

4. Cây thanh long

Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 4.739 ha (giảm 790 ha so với kỳ trước, giảm 3.338 ha so với CKNT), diện tích đã phòng trừ trong kỳ 6.312 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh và Bà Rịa -Vũng Tàu,…

5. Cây dừa

– Bọ cánh cứng: Diện tích nhiễm 10.865 ha (tăng 16 ha so với kỳ trước, tăng 2.722 ha so với CKNT), nhiễm nặng 956 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh phía Nam như Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang,…

– Sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker): Diện tích nhiễm 622 ha (tương đương so với kỳ trước, tăng 620 ha so với CKNT), trong đó diện tích nhiễm nặng 114 ha; diện tích đã tiêu hủy 22,3 ha (Bến Tre 21 ha, Sóc Trăng 1,3 ha), diện tích đã phòng trừ trong kỳ 439 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang,…

6. Cây ăn quả có múi

– Bệnh vàng lá thối rễ: Diện tích nhiễm 1.428 ha (tương đương so với kỳ trước, tăng 118 ha so với CKNT), nhiễm nặng 58 ha, diện tích đã phòng trừ trong kỳ 476 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Hòa Bình, Yên Bái, Lai Châu…

– Bệnh Greening: Diện tích nhiễm 1.392 ha (tăng 01 ha so với kỳ trước, tăng 247 ha so với CKNT), nhiễm nặng 26 ha. Phân bố tại Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bình Dương, Trà Vinh, Bình Phước, Nghệ An,…

7. Cây sầu riêng

Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 3.775 ha (tăng 303 ha so với kỳ trước, tăng 2.627 ha so với CKNT), nhiễm nặng 414 ha, đã phòng trừ trong kỳ 3.902 ha. Phân bố tại các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Lak, Khánh Hòa, Đồng Nai, Tiềng Giang, Bình Phước, Tây Ninh, Kiên Giang, Hậu Giang,…

8. Cây hồ tiêu

– Tuyến trùng: Diện tích nhiễm 3.100 ha (tăng 338 ha so với kỳ trước; giảm 1.443 ha so với CKNT), nhiễm nặng 429 ha, phòng trừ trong kỳ 145 ha. Phân bố tại Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị,…

– Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 2.856 ha (giảm 300 ha so với kỳ trước, giảm 730 ha so với CKNT), nhiễm nặng 349 ha, diện tích mất trắng 06 ha (Đăk Nông), diện tích đã phòng trừ trong kỳ 351 ha. Phân bố tại Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Dương, Bình Thuận, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế…

– Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 373 ha (giảm 12 ha so với kỳ trước, giảm 154 ha so với CKNT), nhiễm nặng 18 ha, phòng trừ trong kỳ 14 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Gia Lai, Đăk Lăk, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, ….

9. Cây cà phê                                                                               

– Bệnh gỉ sắt: Diện tích nhiễm 8.070 ha (giảm 171 ha so với kỳ trước, tăng 421 ha so CKNT), nhiễm nặng 82 ha; diện tích phòng trừ 14.265 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Quảng Trị , Đồng Nai, Bình Phước,..

– Bệnh khô cành: Diện tích nhiễm 7.701 ha (tăng 476 ha so với kỳ trước, giảm 2.237 ha so CKNT); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 602 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Quảng Trị, Bình Phước, Đồng Nai, Điện Biên, …

10. Cây chè

Bọ xít muỗi: Phát sinh gây hại với diện tích nhiễm 2.471 ha (giảm 95 ha so với kỳ trước, giảm 165 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 1.8565 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Nội, …

11. Cây sắn ( khoai mì)

– Bệnh khảm lá virus: Diện tích nhiễm 65.619 ha (giảm 773 ha với kỳ trước, tăng 13.340 ha so với CKNT); trong đó diện tích nhiễm nặng 24.531 ha, phòng trừ môi giới truyền bệnh trên diện tích 7.770 ha; mất trắng 83 ha (Nghệ An).

Trong kỳ, diện tích nhiễm bệnh tập trung chủ yếu tại 23 tỉnh/thành trong cả nước: Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, An Giang, Bình Phước, Hồ Chí Minh, Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Khánh Hòa, Gia Lai, Bình Định, Đăk Lăk, Kon Tum, Quảng Nam, Ninh Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hòa Bình,…

12. Cây điều

– Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 6.474 ha (tăng 824 ha so với kỳ trước, tăng 351 ha so với CKNT), nhiễm nặng 43 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 1402 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Bình Thuận, Đắk Lắk, Bình Phước, Đồng Nai,..

– Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 6.660 ha (tăng 482 ha so với kỳ trước, giảm 1.957 ha so với CKNT), nhiễm nặng 251 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 593 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lak, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai,…

13. Cây lâm nghiệp:

Châu chấu tre: Gây hại diện hẹp, diện tích nhiễm 43 ha (tăng 03 ha so với kỳ trước, tăng 03 ha so với CKNT). Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa,…

– Sâu róm thông: Diện tích nhiễm 1.219 ha, diện tích nhiễm nặng 75 ha (tăng 375 ha so với kỳ trước, tăng 1.219 ha so với CKNT); phân bố chủ yếu tại tỉnh Nghệ An. Sâu chủ yếu ở tuổi 3-5

DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

  1. Dự báo SVGH chủ yếu trên cây trồng

1.1. Trên cây Lúa

1.1.1. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:

Bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt…tiếp tục gây hại lúa vụ 3 giai đoạn ngậm sữa -chắc xanh,  mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình;

Sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ,.. tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa Mùa, lúa Thu Đông giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình;

 – Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh và gây hại trên lúa Mùa, lúa Thu Đông giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ ở Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình. Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại cục bộ;

Ngoài ra, rầy các loại, ốc bươu vàng, chuột,… tiếp tục  gây hại nhẹ – trung bình trên các trà lúa.

1.1.2. Các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

Rầy nâu: Dự báo trong tuần tới tiếp tục có đợt rầy cám nở rộ, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn mạ đến đòng trỗ.

Bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá và lem lép hạt: có khả năng gia tăng diện tích và tỷ lệ nhiễm tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới do ảnh hưởng thời tiết có mưa nhiều vào chiều tối, ẩm độ không khí cao và mưa dông mạnh, nhất là trên những ruộng gieo sạ dày, bón thừa phân đạm, sử dụng giống nhiễm,… Các tỉnh khuyến cáo bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng điều tra phát hiện sớm để quản lý và phòng trừ kịp thời.

 Ngoài ra, chuột gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đòng trỗ – chín; ốc bươu vàng, bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, bệnh khô vằn,.… tiếp tục gây hại nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn mạ – đẻ nhánh – làm đòng;

1.2. Trên cây trồng khác

Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu… tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên ngô giai đoạn 5 lá – xoáy nõn – trỗ cờ tại các vùng trồng ngô trong cả nước, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình. Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu xám, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, chuột,… tiếp tục gây hại nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.

– Trên cây rau, màu: Các đối tượng sinh vật hại như sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn,, …  gây hại nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng trên rau họ hoa thập tự. Ngoài ra, cần chú ý ruồi đục lá, xoăn lá virus, đốm đen gây hại trên rau họ cà; bệnh lở cổ rễ gia tăng gây hại trên cà rốt, bí xanh, bí đỏ và rau các loại.

– Cây ăn quả có múi: BệnhGreening, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh thán thư, ngài đục quả, ruồi đục quả, … tiếp tục hại. Đặc biệt trên những diện tích cây ăn quả có múi vào thời kỳ chín, sau các đợt mưa kéo dài.

– Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục phát sinh gây hại tại các tỉnh phía Nam; Bọ xít nâu, bệnh thán thư, sâu đục quả,.. tiếp tục hại.

– Cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ,… tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.

– Cây mía:

Bệnh chồi cỏ tiếp tục phát sinh gây hại tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để, mía trồng mới không sạch bệnh tại Nghệ An;

Rệp xơ trắng: Với điều kiện thời tiết mưa nắng xen kẽ như hiện nay, mía bước vào giai đoạn tích lũy đường là những điều kiện rất thuận lợi cho rệp xơ trắng phát sinh, lây lan gây hại nặng trên diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nguyên liệu mía.

– Cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục phát triển và gây hại mạnh trên những diện tích đã nhiễm bệnh tại các vùng trồng sắn trong cả nước. Lưu ý các đối tượng sinh vật gây hại như: bọ phấn trắng, rệp sáp bột hồng, rệp sáp… gây hại trên sắn giai đoạn phát triển thân lá – phát triển củ – thu hoạch.

– Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại tăng trên cà phê ở các tỉnh miền Trung; Rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt, mọt đục cành…tiếp tục gây hại trên cà phê giai đoạn nuôi quả – chắc quả.

– Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, tuyến trùng hại rễ… có khả năng phát sinh và gây hại tăng, chủ yếu trên các vườn tiêu giai đoạn quả non – chắc quả, hại nặng cục bộ trên những vườn cây lâu năm chăm sóc kém.

Cây điều: Bọ xít muỗi, bọ trĩ, sâu đục thân/cành, bệnh thán thư… tiếp tục phát sinh gây hại tăng trong điều kiện thời tiết thuận lợi thời gian tới, hại nặng cục bộ;

Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, … tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ do điều kiện thời tiết có mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển và lan rộng.

Cây dừa: Bọ vòi voi, bọ cánh cứng tiếp tục phát sinh và gây hại tăng tại các vùng trồng dừa, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình; sâu đầu đen tiếp tục phát sinh và gây hại tại các khu vực trồng dừa tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Kiên Giang…

– Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ có khả năng tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm, nhất là trên những vườn chăm sóc kém, không thoát nước tốt.

– Cây tre, luồng, vầu: Châu chấu tre lưng vàng tiếp tục di chuyển, đẻ trứng và gây chủ yếu tại khu vực sinh sản hàng năm thuộc các tỉnh Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu, Quảng Ninh, Thanh Hóa,…

– Cây thông: Sâu róm thông lứa mới tiếp tục gia tăng mật độ và có khả năng gây hại trên diện rộng ở khu vực Bắc Trung Bộ.

  1. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới

– Chỉ đạo các Trung tâm BVTV vùng, các tỉnh thực hiện tốt công văn số 944/BVTV-TV ngày 01/6/2020 của Cục BVTV về báo cáo định kỳ. Theo dõi chặt chẽ tình hình sinh vật gây hại và hướng dẫn phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại chính trên rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả,…

– Chỉ đạo các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng, phát hiện sớm những diện tích lúa nhiễm bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá để có biện pháp quản lý dịch hại kịp thời. Tiếp tục theo dõi diễn biến rầy vào đèn, xác định cao điểm rầy vào đèn chỉ đạo xuống giống vụ Đông Xuân 2021 – 2022 “né rầy”.

– Chỉ đạo các tỉnh trồng ngô tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 4962/BNN-BVTV ngày 15/7/2019 của Bộ trưởng về tăng cường chỉ đạo phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô, giám sát phòng chống hiện tượng lùn xoắn lá ngô; Theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu keo mùa thu hại ngô, áp dụng Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu do Bộ NN&PTNT ban hành trong công văn số 218/QĐ-BNN-BVTV ngày 16/01/2020 và công văn số 3749/BVTV-QLT ngày 27/12/2019 của Cục BVTV Về việc sử dụng tạm thời thuốc phòng trừ sâu keo mùa thu hại ngô.

– Chỉ đạo các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ tiếp tục nắm chắc diễn biến tình hình và chủ động biện pháp phòng chống các đối tượng SVGH như: bệnh chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng rễ hại trên cây hồ tiêu; rệp, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt,.. hại trên cây cà phê; bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại trên cây điều; bệnh nứt, thân xì mủ trên cây sầu riêng, bệnh đốm nâu hại Thanh Long.

– Chỉ đạo các tỉnh trồng sắn tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 5957/CT-BNN-BVTV ngày 06/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn; chủ động hướng dẫn phòng trừ rệp sáp bột hồng hại sắn.

– Chỉ đạo các tỉnh thực hiện tốt Chỉ thị số 9864/CT-BNN-BVTV ngày 19/12/2018 của Bộ NN&PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất.

– Chỉ đạo các tỉnh tiếp tục điều tra, phát hiện và chủ động biện pháp phòng chống sâu bệnh hại trên cây lâm nghiệp ./.

Nguồn: Cục Bảo Vệ Thực Vật