TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU
1. Cây Lúa
– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 5.516 ha (tăng 2.260ha so với kỳ trước, tăng 2.042 ha so với CKNT), phòng trừ 1.011 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, Đồng Nai, Bình Phước …
– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 3.484 ha (tăng 666 ha so với kỳ trước, giảm 1.738 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.994 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như : Long An, Vĩnh Long, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Đồng Nai, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Hậu Giang, Hồ Chí Mih, Tây Ninh, Bình Thuận, Gia Lai,…
– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 989 ha (tăng 17 ha so với kỳ trước, giảm 185 ha so với CKNT); diện tích phòng trừ trong kỳ 100 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa, …
– Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 9.551 ha (tăng 468 ha so với kỳ trước, tăng 1.986 ha so với CKNT), phòng trừ 4.720 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Kiên Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Nai, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cà Mau, Hậu Giang, Bình Thuận, Lâm Đồng,..
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 5.979 ha (giảm 1.243 ha so với kỳ trước, giảm 2.205 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 627 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Kiên Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng, …
– Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 9.595 ha (giảm 651 ha so với kỳ trước, giảm 456 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 3.014 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Cà Mau, Bình Thuận, …
– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 5.604 ha (giảm 258 ha so với kỳ trước, giảm 1.158 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 6.809 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cà Mau, Tiền Giang, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh,…
– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 6.295 ha (tăng 2.608 ha so với kỳ trước, tăng 2.630 ha so với CKNT) diện tích phòng trừ trong kỳ 2.372 ha. Phân bố tại các Long An, Bạc Liêu, Hậu Giang, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đăk Lăk, Gia Lai,…
– Chuột: Diện tích nhiễm 3.968 ha (tăng 134 ha so với kỳ trước, giảm 765 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 7.285 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Long An, Hậu Giang, Bến Tre, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vĩnh Long,Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, …
– Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm đã được quản lý, tỷ lệ nhiễm trên đồng rải rác, dưới ngưỡng thống kê
– Muỗi hành: Diện tích nhiễm 832 ha, nhiễm nặng 11 ha (tăng 646 ha so với kỳ trước, tăng 825 ha so với CKNT). Phân bố chủ yếu tại tỉnh Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng.
2. Cây ngô
Sâu keo mùa thu: Tiếp tục phát sinh và gây hại với diện tích nhiễm 559 ha (giảm 68 ha so với kỳ trước, tăng 155 ha so với CKNT), nhiễm nặng 11 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 519 ha.
Trong kỳ, diện tích nhiễm sâu phân bố tập trung chủ yếu tại 18 tỉnh/thành như: Đồng Nai, Hà Nam, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Yên Bái, Hà Nội, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đăk Lăk, Phú Yên, Đồng Nai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, ,..
3. Cây nhãn
Bệnh chổi rồng: gây hại chủ yếu ở các tỉnh phía Nam với diện tích nhiễm 1.151 ha (tăng 38 ha với kỳ trước, giảm 739 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 33 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bình Phước, Sóc Trăng, Cần Thơ, Tây Ninh, Hậu Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Bà Rịa Vũng Tàu.
4. Cây thanh long
Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 2.957 ha (giảm 411 ha so với kỳ trước, giảm 1.439 ha so với CKNT), diện tích đã phòng trừ trong kỳ 4.496 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bà Rịa -Vũng Tàu,…
5. Cây dừa
– Bọ cánh cứng: Diện tích nhiễm 11.051 ha (tăng 75 ha so với kỳ trước, tăng 889 ha so với CKNT), nhiễm nặng 972 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh phía Nam như Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu, …
– Sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker): Diện tích nhiễm 567 ha (tương đương so với kỳ trước, tăng 565 ha so với CKNT), trong đó diện tích nhiễm nặng 102 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 491 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh,…
6. Cây ăn quả có múi
– Bệnh vàng lá thối rễ: Diện tích nhiễm 1.356 ha (giảm 07 ha so với kỳ trước, giảm 242 ha so với CKNT), nhiễm nặng 61 ha, diện tích đã phòng trừ trong kỳ 312 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa,…
– Bệnh Greening: Diện tích nhiễm 1.476 ha (tăng 33 ha so với kỳ trước, tăng 310 ha so với CKNT), nhiễm nặng 32 ha. Phân bố tại Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bình Dương, Bình Phước, Nghệ An, Đăk Lăk.
7. Cây sầu riêng
Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 4.029 ha (giảm 31 ha so với kỳ trước, tăng 520 ha so với CKNT), nhiễm nặng 420 ha, đã phòng trừ trong kỳ 4.244 ha. Phân bố tại các tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Phước, Kiên Giang, Hậu Giang,Tây Ninh,…
8. Cây hồ tiêu
– Tuyến trùng: Diện tích nhiễm 3.241 ha (tăng 24 ha so với kỳ trước; giảm 891 ha so với CKNT), nhiễm nặng 427 ha, phòng trừ trong kỳ 121 ha. Phân bố tại Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Kiên Giang, Quảng Trị,…
– Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 2.964 ha (tăng 48 ha so với kỳ trước, giảm 418 ha so với CKNT), nhiễm nặng 353 ha, diện tích đã phòng trừ trong kỳ 341 ha. Phân bố tại Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Dương, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế…
– Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 390 ha (tăng 03 ha so với kỳ trước, giảm 11 ha so với CKNT), nhiễm nặng 41 ha, phòng trừ trong kỳ 19 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Gia Lai, Đăk Lăk, ….
9. Cây cà phê
– Bệnh khô cành: Diện tích nhiễm 8.185 ha (giảm 25 ha so với kỳ trước, giảm 2.565 ha so CKNT), nhiễm nặng 30 ha; diện tích phòng trừ 8.096 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Quảng Trị, Điện Biên, Bình Phước, Đồng Nai.
– Bệnh gỉ sắt: Diện tích nhiễm 8.097 ha (giảm 212 ha so với kỳ trước, giảm 703 ha so CKNT); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 13.105 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Trị, Bình Phước, Đồng Nai.
10. Cây chè
Bọ xít muỗi: Phát sinh gây hại với diện tích nhiễm 1.556 ha (giảm 55 ha so với kỳ trước, giảm 1.317 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 1.384 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Nội, …
11. Cây sắn ( khoai mì)
– Bệnh khảm lá virus: Diện tích nhiễm 44.791 ha (tăng 27 ha với kỳ trước, tăng 84 ha so với CKNT); trong đó diện tích nhiễm nặng 16.756 ha, phòng trừ môi giới truyền bệnh trên diện tích 4.638 ha.
Trong kỳ, diện tích nhiễm bệnh tập trung chủ yếu tại 20 tỉnh/thành trong cả nước: Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, An Giang, Bình Phước, Hồ Chí Minh, Phú Yên, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đăk Lăk, Gia Lai, Ninh Thuận, Quảng Nam, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,…
12. Cây điều
– Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 7.600 ha (tăng 967 ha so với kỳ trước, tăng 1.319 ha so với CKNT); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 2.379 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lak, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai,..
– Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 4.822 ha (giảm 139 ha so với kỳ trước, giảm 1.448 ha so với CKNT), nhiễm nặng 220 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 1.048 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai,…
13. Cây lâm nghiệp:
– Sâu róm thông: Sâu thế hệ IV tuổi 5-6 gây hại với diện tích nhiễm 761 ha (tương đương so với kỳ trước, tăng 760 ha so với CKNT); diện tích đã phòng trừ 423 ha; phân bố chủ yếu tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa,….
– Châu chấu tre: Diện tích nhiễm trứng châu chấu tre là 32 ha. Phân bố tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ
- Dự báo SVGH chủ yếu trên cây trồng
1.1. Trên cây Lúa
1.1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
Trên Mạ chiêm xuân sớm: Ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ,… tiếp tục phát sinh và gây hại tăng, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình.
1.1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Trên Mạ, lúa Đông Xuân 2021 – 2022 mới gieo: Các đối tượng ốc bươu vàng, chuột,… tiếp tục phát sinh và gây hại tăng trên lúa, mạ mới gieo, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ khu vực gò bãi, ven sông hồ.
1.1.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
– Sâu đục thân hai chấm, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt, bệnh đạo ôn cổ bông,. .. tiếp tục phát sinh và gây hại trên lúa Mùa, lúa Thu Đông giai đoạn trỗ – chín; mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, hại nặng cục bộ;
– Bệnh đạo ôn lá: tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên lúa Đông Xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái, phân bố chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực phía Nam vùng (Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng,…), gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình;
– Ốc bươu vàng: tiếp tục lây lan theo nguồn nước và gia tăng gây hại trên lúa Đông Xuân giai đoạn sạ – mạ, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình;
– Chuột: tiếp tục phát sinh và gây hại trên các trà lúa, hại nặng cục bộ trên lúa Đông Xuân 2021 – 2022 giai đoạn mạ – đẻ nhánh;
Ngoài ra, các đối tượng như bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ….. hại nhẹ trên lúa giai đoạn mạ – đẻ nhánh.
1.1.4. Các tỉnh Nam Bộ
– Rầy nâu: Qua điều tra thực tế ngoài đồng ruộng ở một số tỉnh rầy nâu có hiện tượng gối lứa. Rầy nâu tiếp tục nở trên đồng, tuổi rầy phổ biến 4-5, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh – đòng trỗ. Khuyến cáo thăm đồng thường xuyên, nắm bắt diễn biến của rầy trên đồng để kịp thời đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả;
– Sâu cuốn lá nhỏ: gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, cục bộ có diện tích nhiễm nặng ở các ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm;
– Hiện nay trong khu vực, thời tiết về đêm và sáng sớm se lạnh, kết hợp với mưa rải rác tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng bệnh đạo ôn, lem lép hạt, bạc lá…phát triển và lây lan gây hại mạnh, nhất là trên những ruộng gieo trồng giống nhiễm, gieo sạ dày và sử dụng phân bón không hợp lý. Khuyến cáo thăm đồng, theo dõi chặt chẽ các đối tượng sinh vật gây hại này để phòng trừ kịp thời và hiệu quả ;
– Sâu năn (muỗi hành): Hiện nay đã xuất hiện gây hại trên lúa Đông Xuân 2021-2022 ở một số tỉnh như Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long An, Kiên Giang, Cà Mau, Vĩnh Long…. chủ yếu trên lúa giai đoạn đẻ nhánh. Bên cạnh đó điều kiện thời tiết không khí lạnh về đêm và sáng sớm, có xuất hiện mưa đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi hành có khả năng phát sinh và gây hại trên các giống lúa thơm và trà lúa gieo sạ muộn ở cuối tháng 12 đến đầu tháng 1/2022;
Ngoài ra, chú ý ốc bươu vàng gây hại trên các chân ruộng thấp trũng, thoát nước kém mới gieo sạ; chuột hại lúa ở giai đoạn đòng trỗ – chín.
1.2. Trên cây trồng khác
– Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu… tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên ngô tại các vùng trồng ngô trong cả nước, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình. Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu đục thân/bắp, bệnh gỉ sắt, bệnh khô vằn, … tiếp tục gây hại nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng trên ngô giai đoạn trỗ cờ – phun râu.
– Trên cây rau, màu: Các đối tượng sinh vật hại như sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh sưng rễ, bệnh thối nhũn,, … gây hại nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng trên rau họ hoa thập tự; ruồi đục lá, bệnh mốc sương, xoăn lá virus, đốm đen tiếp tục gây hại nhẹ – trung bình trên rau họ cà,…
– Cây ăn quả có múi: Bệnh vàng lá thối rễ phát sinh gây hại tăng, hại nặng cục bộ; bệnh Greening, bệnh thán thư, ruồi đục quả, nhện, sâu vẽ bùa … tiếp tục hại nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.
– Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục phát sinh gây hại tại các tỉnh phía Nam; Bọ xít nâu, bệnh thán thư, sâu đục quả,.. tiếp tục hại.
– Cây chuối: Bệnh héo rũ Panama tiếp tục gây hại diện hẹp tại các tỉnh Hải Phòng, Lai Châu, Lào Cai, Thái Nguyên, Hưng Yên, Tuyên Quang.
– Cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ,… tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.
– Cây mía:
Bệnh chồi cỏ tiếp tục phát sinh gây hại tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để, mía trồng mới không sạch bệnh tại Nghệ An;
– Cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục phát triển và gây hại mạnh trên những diện tích đã nhiễm bệnh tại các vùng trồng sắn trong cả nước. Lưu ý các đối tượng sinh vật gây hại như: bọ phấn trắng, rệp… gây hại trên sắn giai đoạn phát triển thân lá – phát triển củ – thu hoạch.
– Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại mạnh trên cà phê ở các tỉnh miền Trung; Rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt, mọt đục cành…tiếp tục gây hại trên cà phê giai đoạn chắc quả- chín- thu hoạch.
– Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, tuyến trùng hại rễ… có khả năng phát sinh và gây hại tăng, chủ yếu trên các vườn tiêu giai đoạn nuôi quả – chắc quả, hại nặng cục bộ trên những vườn cây lâu năm chăm sóc kém.
– Cây điều: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư,… tiếp tục phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết thuận nóng ẩm, ẩm độ không khí cao. Thời gian tới cần đặc biệt chú ý và quản lý tốt bệnh thán thư trên những diện tích Điều giai đoạn ra lộc, ra nụ hoa quả non.
– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ do điều kiện thời tiết có mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển và lan rộng.
– Cây dừa: Bọ cánh cứng, bọ vòi voi tiếp tục phát triển và gây hại tại các vùng trồng dừa, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình; sâu đầu đen tiếp tục phát sinh và gây hại tại các khu vực trồng dừa.
– Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ có khả năng tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm, nhất là trên những vườn chăm sóc kém, không thoát nước tốt.
– Cây tre, luồng, vầu: Châu chấu tre lưng vàng tiếp tục di chuyển, đẻ trứng tại khu vực sinh sản hàng năm thuộc các tỉnh Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu, Quảng Ninh, Thanh Hóa,…
– Cây thông: Sâu róm thông tiếp tục phát triển và gây hại nặng cục bộ ở Nghệ An và Thanh Hóa.
Nguồn: CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT