Thông báo sâu bệnh và diện tích nhiễm sinh vật gây hại chủ yếu trên một số cây trồng

  1. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG
  2. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

1.1. Các tỉnh Bắc Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 21,1 0C;       Cao nhất: 29,5 0C;       Thấp nhất: 12,4 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 83,2 %          Cao nhất: 93,6 %;        Thấp nhất:  69,1%.

– Nhận xét: Đầu đến giữa kỳ đêm và sáng có sương mù, trời rét kèm theo mưa rào và giông (xảy ra mưa đá tại Sơn La); cuối kỳ trưa chiều hửng nắng.

– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 10 – 17/3, đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, ngày nắng. Riêng thời kỳ ngày 14-15/3, có mưa, mưa rào và dông rải rác tập trung nhiều hơn tại khu vực vùng núi (Lai Châu, Điện Biên, …); đêm và sáng sớm trời rét.

1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 22,7 0C;        Cao nhất: 28,3 0C;       Thấp nhất: 17,8 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 88,7 %;         Cao nhất: 92,6 %;       Thấp nhất: 83,4 %.

– Nhận xét: Trong kỳ, mây thay đổi đến nhiều mây, khu vực có mưa vài nơi; sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, những ngày cuối trưa chiều có nắng; gió nhẹ; trời rét.

– Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 10-17/3, khu vực có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng; đêm và sáng trời lạnh..

1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

  1. a) Duyên hải Nam Trung B

Nhiệt độ:  Trung bình: 25,9 0C;        Cao nhất: 30,9 0C;       Thấp nhất: 21,6 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 78,1 %;         Cao nhất: 86,8 %;       Thấp nhất: 70,0 %.

  1. b) Tây Nguyên

Nhiệt độ:  Trung bình: 21,5 0C;        Cao nhất: 32,7 0C;       Thấp nhất: 13,2 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 77,1 %;         Cao nhất: 82,1 %;       Thấp nhất: 67,5 %.

– Nhận xét: Thời tiết kỳ qua, khu vực Đồng Bằng và Tây Nguyên ngày nắng, đêm và sáng sớm trời se lạnh, có sương mù, có mưa rải rác vài nơi. Nhìn chung, lúa Đông Xuân, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển khá thuận lợi.

– Dự báo trong tuần tới:

+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 10-17/3, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.

+ Khu vực Tây Nguyên: Từ ngày 10- 17/3, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.

1.4. Các tỉnh Nam Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 28,4 0C;        Cao nhất: 36,7 0C;       Thấp nhất: 23,5 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 76,4 %;         Cao nhất: 82,5 %;       Thấp nhất: 65,8 %.

– Nhận xét: Thời tiết khu vực Nam Bộ trong tuần phổ biến có mưa rào và dông vài nơi.

– Dự báo trong tuần tới: Có khả năng xuất hiện mưa dông trái mùa vào chiều tối và đêm trong khoảng ngày 13-14/3, những ngày còn lại phổ biến mưa vài nơi, ngày nắng, miền Đông Nam Bộ có nơi nắng nóng.         

  1. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

2.1. Các tỉnh Bắc Bộ

  1. a) Cây lúa:

Lúa Đông Xuân 2021-2022: Diện tích 691.903 ha (tăng 81.295 ha so với tuần trước).  Cụ thể:

Vụ/ Trà lúa Giai đoạn sinh trưởng Diện tích (ha)
Trà sớm Đẻ nhánh rộ – cuối đẻ 34.423
Trà chính vụ Đẻ nhánh – đẻ nhánh rộ 237.208
Trà muộn Cấy, hồi xanh – đẻ nhánh 420.272
Tổng cộng 691.903
  1. b) Cây trồng khác
   Cây trồng Giai đoạn sinh trưởng Diện tích (ha)
Cây ngô xuân Gieo trồng -3 lá; 6 lá – xoáy nõn 94.213
Cây rau họ hoa thập tự Phát triển thân lá- thu hoạch 75.334
Cây lạc xuân Cây con; 3 lá – phân cành 22.804
Cây khoai tây Đâm tia – phát triển củ 304
Cây hoa Phát triển thân lá, nụ, hoa 6.728
– Cây ăn quả
  + Cam, quýt Phát triển lộc – hoa 51.094
  + Bưởi Phát triển lộc – hoa 36.253
  + Nhãn Phát triển lộc – hoa 35.699
  + Vải PT lộc – hoa, quả non 55.822
– Cây công nghiệp
  + Chè Chăm sóc – PT búp, TH 81.292
  + Cà phê Thu hoạch 21.153
– Cây lâm nghiệp
  + Thông Khai thác nhựa 366.745
  + Quế Kinh doanh 118.533
  + Cây tre, luồng, vầu Kinh doanh 4.137

2.2. Các tỉnh Bắc  trung Bộ

  1. a) Cây lúa:

Lúa Đông Xuân 2021-2022: Diện tích đã gieo cấy 349. 466 ha (đạt 100, 42 % so với kế  hoạch). Cụ thể:

Vụ/ Trà lúa Giai đoạn sinh trưởng Diện tích (ha)
Xuân sớm Cuối đẻ nhánh – đứng cái 80.597
Xuân chính vụ Đẻ nhánh rộ – cuối đẻ 217.051
Xuân muộn Đẻ nhánh 51.818
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) 349.466/348.000
  1. b) Cây trồng khác
Cây trồng Giai đoạn sinh trưởng Diện tích (ha)
Ngô Cây con – xoắn nõn 38.844
Cây rau vụ Đông PT thân lá-  thu hoạch 27.874
Lạc Xuân Mọc mầm – phân cành – ra hoa 30.592
Cây sắn Trồng mới – cây con 30.256
Cây mía Tích lũy đường – chín 36.786
Cây dứa KTCB – KD 1.815
Cây cam, chanh Chín – sau thu hoạch 23.914
Cây cà phê Phân hóa mầm hoa 4.500
Cây cao su KTCB – KD 65.970
Cây hồ tiêu Phát triển quả 3.624
Cây chè KTCB – KD 13.421
Cây thông KTCB – KD 104.627
Cây keo KTCB – KD 436.795
Cây luồng KTCB – KD 82.333

 

 

2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

  1. a) Cây lúa

– Lúa Đông xuân 2021-2022: Đã gieo cấy được 325.245 ha/ 313.972 ha (đạt 103, 6 % so với kế hoạch), đã thu hoạch 7.046 ha (chiếm 2,17 % diện tích). Cụ thể:

Khu vực Trà Giai đoạn sinh trưởng Diện tích hiện tại (ha) Diện tích đã thu hoạch (ha)
Đồng Bằng Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch)   234.135/ 228.605
Sớm Đòng trỗ – ngậm sữa – chín 51.973 5.524
Chính vụ Đứng cái – làm đòng 104.538
Muộn Đẻ nhánh – đứng cái 72.100
Tây Nguyên Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch)  91.110/ 85.367
Sớm Đòng trỗ – ngậm sữa – chín 11.259 1.522
Chính vụ Đứng cái – làm đòng 28.238
Muộn Đẻ nhánh – đứng cái 50.092
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) 325.245/ 313.972
  1. b) Cây trồng khác
Cây trồng Giai đoạn sinh trưởng Diện tích hiện tại (ha)
Ngô Đông Xuân 2021-2022 PTTL – trỗ cờ, thâm râu 28.866
Đậu Đông Xuân 2021 – 2022 Ra hoa – quả non 12.818
LạcĐông Xuân 2021 – 2022 Ra hoa – đâm tia – tạo quả 22.375
– Cây rau Nhiều giai đoạn 45.086
– Sắn 162.039
Đồng Bằng Hè Thu 2021 Nuôi củ – thu hoạch 3.362
Vụ Mùa 2021 Tạo củ – thu hoạch 11.861
ĐX 2021-2022 Cây con – phát triển thân lá 37.000
Tây Nguyên Hè Thu 2021 Nuôi củ – thu hoạch 89.018
Vụ Mùa 2021 Tạo củ 1.935
ĐX 2021-2022 Cây con – phát triển thân lá 18.863
– Cây ăn quả:
+ Thanh long Chăm sóc – thu hoạch 33.750
+ Sầu riêng Chăm sóc – ra hoa – đậu quả 22.952
+ Nho Chăm sóc – thu hoạch 1.209
+ Táo Chăm sóc – thu hoạch 996
+ Dừa Nhiều giai đoạn 15.058
+ Cây có múi Nhiều giai đoạn 4.192
– Cây công nghiệp:
+ Chè Chăm sóc – thu hoạch 12.242
+ Mía Thu hoạch- cây con- vươn lóng 47.161
+ Cà phê  Ra hoa – đậu quả 647.217
+ Tiêu Chín – thu hoạch 86.065
+ Điều Ra hoa – quả 117.736
+ Cao su PT thân cành – ra lá non 264.662

2.4. Các tỉnh Nam Bộ

  1. a) Cây lúa
  • – Lúa Đông Xuân 2021-2022: Đã xuống giống 579.337 ha, đã thu hoạch 643.109 ha (chiếm 68,69 % diện tích). Cụ thể:
Giai đoạn sinh trưởng Diện tích hiện tại (ha) Diện tích đã thu hoạch (ha)
Mạ 0
Đẻ nhánh 13.803
Đòng – trỗ 266.268
Chín 656.157
Thu hoạch 643.109
Tổng cộng 1.579.337
  • – Lúa vụ Hè thu 2022: Đã xuống giống809 ha (tăng 37.945 ha so với tuần trước), sinh trưởng phổ biến ở giai đoạn mạ – đẻ nhánh.
  1. b) Cây trồng khác:
Cây trồng Giai đoạn sinh trưởng Diện tích (ha)
Cây rau: Nhiều giai đoạn  79.336
Cây ăn quả:
+ Cây dừa Nhiều giai đoạn 163.845
+ Cây có múi Nhiều giai đoạn 117.646
+ Cây xoài Ra hoa, nuôi quả, TH 62.873
+ Cây chuối Nhiều giai đoạn 45.708
+ Cây mít PTTL, Nuôi quả, TH 48.227
+ Cây sầu riêng Nuôi quả, thu hoạch 39.066
+ Cây nhãn Chăm sóc, thu hoạch 31.220
+ Cây thanh long Nuôi quả, thu hoạch 25.598
+ Cây chôm chôm Chăm sóc, PTTL 19.015
 Cây công nghiệp:  
+ Cao su Chăm sóc, thu hoạch 532.324
+ Điều Ra chồi, ra hoa 182.418
+ Sắn (Khoai mì) PTTL, PT củ, thu hoạch 65.254
+ Tiêu Thu hoạch 40.342
+ Cà phê Thu hoạch 26.054
+ Cây ngô (Bắp) Cây con, PTTL, trỗ cờ, TH 23.415
+ Cây mía Cây con – vươn lóng 18.296
  1. Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai trong vụ
Vụ Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha) Nguyên nhân
Giảm NS
30-70%
Mất trắng (>70%) Đã gieo
cấy lại
Khô hạn (ha) Ngập úng, đổ ngã (ha) Nhiễm mặn
Đông Xuân 2021-2022 70 02 02 0 02 (KG) 70 (KG)
Hè Thu 168,5 50 218,5 (KG)
Tổng 238,5 52 02 0 02 288,5

Ghi chú: KG- Kiên Giang

  1. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU

2.1. Cây Lúa

– Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 6.003 ha (giảm 764 ha so với kỳ trước, giảm 5.916 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 4.625 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bạc Liêu, An Giang, Long An, Kiên Giang, Đồng Nai, Tây Ninh, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Quảng Nam, Lâm Đồng, Gia Lai,…

– Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 3.003 ha (giảm 2.161 ha so với kỳ trước, giảm 553 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 1.489 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Thuận, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, …

– Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 2.877 ha (giảm 538 ha so với kỳ trước, tăng 925 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 23 ha,  diện tích phòng trừ trong kỳ 1.269 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bà Rịa Vũng Tàu, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, HG, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận,…

– Sâu năn (Muỗi hành): Diện tích nhiễm toàn vùng 5.236 ha (tăng 2.876 ha so với kỳ trước, tăng 2.431 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 2.022 ha. Phân bố chủ yếu tại tỉnh tỉnh An Giang (5.181 ha), Sóc Trăng (55 ha),…

 Bệnh đạo ôn:

+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 14.285 ha (tăng 460 ha so với kỳ trước, tăng 1.844 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 370 ha, mất trắng 5,5 ha (tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An); diện tích phòng trừ trong kỳ 10.208 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Thuận, Ninh Thuận, Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Lăk,…

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 10.011 ha (tăng 1.257 ha so với kỳ trước, tăng 2.212 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 9.440 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Bạc Liêu, Long An, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận,…

Bệnh đen lép hạt:  Diện tích nhiễm 18.846 ha (tăng 1.485 ha so với kỳ trước, tăng 6.268 ha so với CKNT); diện tích phòng trừ trong kỳ 16.974 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Kiên Giang, Bạc Liêu, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận,…

– Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 7.931 ha (giảm 8.542 ha so với kỳ trước, giảm 891 ha so với CKNT), nhiễm nặng 05 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 3.738 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Hậu Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị,…

– Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 18.600 ha (tăng 11.289 ha so với kỳ trước, tăng 8.053 ha so với CKNT), nhiễm nặng 257 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 26.204 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nam Định, Bắc Giang, Hà Nam, Bắc Ninh, Hà Nội, Điện Biên, Yên Bái, Hưng Yên, Thái Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Lai Châu, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Phước, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Lâm Đồng,…

 – Chuột: Diện tích nhiễm 8.739 ha (giảm 423 ha so với kỳ trước, giảm 895 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 197 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 2.775 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: An Giang, Long An, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Đồng Nai, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, Phú Thọ, Hà Nội, Bắc Giang, Điện Biên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh, Yên Bái, Tuyên Quang,…

– Rêu nhớt: Hại cục bộ lúa giai đoạn hồi xanh – đẻ nhánh với diện tích nhiễm 522 ha, diện tích phòng trừ trong kỳ 510 ha, phân bố tại tỉnh Hà Nam

2.2. Cây ngô

Sâu keo mùa thu: Tiếp tục phát sinh và gây hại với diện tích nhiễm 510 ha (tăng 15 ha so với kỳ trước, giảm 381 ha so với CKNT), nhiễm nặng 6,5 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 681 ha. Trong kỳ, diện tích nhiễm sâu phân bố chủ yếu tại 14 tỉnh/thành trong cả nước: Đồng Nai, An Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nam, Lai Châu, Hà Nội, Lâm Đồng, Phú Yên, Quảng Ngãi,…

2.3.  Cây nhãn

Bệnh chổi rồng: gây hại chủ yếu ở các tỉnh phía Nam với diện tích nhiễm 1.219 ha (giảm 69 ha với kỳ trước, giảm 1.037 ha so với CKNT), nhiễm nặng 73 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 125 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bình Phước, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bến Tre,…

2.4. Cây thanh long

Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 1.267 ha (tăng 74 ha so với kỳ trước, tăng 219 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 526 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh phía Nam: Long An, Tiền Giang, Trà Vinh và Bà Rịa -Vũng Tàu,…

2.5. Cây dừa

– Bọ cánh cứng: Diện tích nhiễm 10.593 ha (giảm 122 ha so với kỳ trước, tăng 458 ha so với CKNT),  nhiễm  nặng  953 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 746 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam: Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang,…

– Sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker): Diện tích nhiễm 596 ha (giảm 32 ha so với kỳ trước, tăng 450 ha so với CKNT), nhiễm nặng 132 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 495 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam: Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang,..

2.6. Cây ăn quả có múi

– Bệnh vàng lá thối rễ: Diện tích nhiễm 1.212 ha (tăng 04 ha so với kỳ trước, giảm 328 ha so với CKNT), nhiễm nặng 52 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 02 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Bà Rịa-Vũng Tàu,  Nghệ An, Lâm Đồng,…

– Bệnh Greening: Diện tích nhiễm 1.488 ha (giảm 09 ha so với kỳ trước, tăng 350 ha so với CKNT), nhiễm nặng 18 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 157 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bình Phước, Kiên Giang, Đăk Lak, Nghệ An,…

2.7. Cây sầu riêng

Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 3.557 ha (tăng 04 ha so với kỳ trước, tăng 197 ha so với CKNT), nhiễm nặng 280 ha; đã phòng trừ trong kỳ 3.417 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Phước, Vĩnh Long, …

2.8. Cây hồ tiêu

– Tuyến trùng: Diện tích nhiễm 2.701 ha (giảm 460 ha so với kỳ trước; giảm 1435 ha so với CKNT), nhiễm nặng 446 ha; đã phòng trừ trong kỳ 125 ha. Phân bố tập trung ở các tỉnh: Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Kiên Giang, Quảng Trị,…

– Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 2.858 ha (tăng 25 ha so với kỳ trước, giảm 885 ha so với CKNT), nhiễm nặng 530 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 134 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Dương, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Thuận, Đăk Nông, Quản Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,…

– Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 335 ha (giảm 11 ha so với kỳ trước, giảm 71 ha so với CKNT), nhiễm nặng 31 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 04 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đăk Lăk,…

2.9. Cây cà phê                                                                              

– Bệnh khô cành: Diện tích nhiễm 8.443 ha (giảm 599 ha so với kỳ trước, giảm 3.223 ha so CKNT), nhiễm nặng 70 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 8.125 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Gia Lai, Đăk Lak, Lâm Đồng, Quảng Trị, Điện Biên, Bình Phước, Đồng Nai,…

– Bệnh gỉ sắt: Diện tích nhiễm 8.503 ha (tăng 458 ha so với kỳ trước, giảm 607 ha so CKNT), diện tích nhiễm nặng 40 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 15.353 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Trị, Bình Phước, Đồng Nai,…

2.10. Cây chè

Bọ xít muỗi: Phát sinh gây hại với diện tích nhiễm 1.943 ha (giảm 17 ha so với kỳ trước, giảm 789 ha so với CKNT), nhiễm nặng 76 ha, diện tích phòng trừ trong kỳ 1.502 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái,…

 2.11. Cây sắn ( khoai mì)

– Bệnh khảm lá virus: Diện tích nhiễm 63.476 ha (tăng 9.747 ha với kỳ trước, tăng 10.469 ha so với CKNT), trong đó diện tích nhiễm nặng 16.804 ha; diện tích phòng trừ môi giới truyền bệnh trong tuần 1.972 ha. Trong kỳ, diện tích nhiễm bệnh phân bố chủ yếu tại 17 tỉnh/thành trong cả nước: Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, TP Hồ Chí Minh, Phú Yên, Quảng Nam, Khánh Hòa, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Thanh Hóa,…

2.12. Cây điều

– Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 9.908 ha (tăng 73 ha so với kỳ trước, tăng 1.292 ha so với CKNT); nhiễm nặng 01 ha; phòng trừ trong kỳ 1.667 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai,…

– Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 11.595 ha (tăng 328 ha so với kỳ trước, giảm 5.619  ha so với CKNT), nhiễm nặng 602 ha; đã phòng trừ trong kỳ 2.587 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai,…

2.13. Cây lâm nghiệp:

Sâu róm thông: Diện tích nhiễm 623 ha (giảm 171 ha so với kỳ trước, tăng 472,8 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 25 ha; mật độ phổ biến 10-15 con/cây; nơi cao 40-70 con/cây, cục bộ 80 – 100 con/cây (sâu chủ yếu tuổi 6, N, TT); diện tích đã phòng trừ 40 ha. Phân bố chủ yếu tại tỉnh Nghệ An.

III. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

  1. Dự báo SVGH chủ yếu trên cây trồng

1.1. Trên cây Lúa

1.1.1. Các tỉnh Bắc Bộ

Thời tiết kỳ tới có mưa phùn, ẩm độ cao vì vậy bệnh đạo ôn lá tiếp tục gây hại mạnh trên trà lúa Đông Xuân sớm – chính vụ; đặc biệt trên những diện tích gieo trồng giống nhiễm, bón thừa đạm, mức độ hại phổ biến nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Lưu ý: Các tỉnh khu vực miền núi phía Tây Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hòa Bình, … tiếp tục tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời những ổ bệnh đạo ôn để xử lý triệt để khi còn phát sinh trên diện hẹp;

Ngoài ra, các đối tượng khác như: Ốc bươu vàng, bọ trĩ, bệnh thối thân, thối bẹ tiếp tục phát sinh hại tăng, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng; bọ xít đen, ruồi đục nõn, bệnh nghẹt rễ, rêu nhớt, … tiếp tục hại; rầy nâu – rầy lưng trắng, sâu cuốn lá hại nhẹ.

1.1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

– Chuột: Tiếp tục phát sinh gây hại mạnh trên lúa Đông Xuân giai đoạn đẻ nhánh rộ – đứng cái tại các tỉnh trong vùng, nhất là những khu vực gần khu dân cư, gò bãi, mương máng lớn, …; mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng;

– Bệnh đạo ôn: Tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại tăng trên lúa Đông Xuân giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái tại các tỉnh trong vùng,  nhất là trên những khu ruộng gieo trồng giống nhiễm, bón thừa phân đạm, chân đất cát pha, vùng bán sơn địa, …;

Ngoài ra, các đối tượng: Bệnh khô vằn tiếp tục phát sinh và gây hại chủ yếu trên lúa Đông Xuân sớm giai đoạn đứng cái – làm đòng; ốc bươu vàng, tuyến trùng,… tiếp tục gây hại trên lúa trà muộn đẻ nhánh;  rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ,… hại nhẹ.

1.1.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:

– Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục phát triển và gây hại tăng trên các giống nhiễm, trà lúa Đông Xuân giai đoạn trỗ – chín, chủ yếu tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình;

– Bệnh đạo ôn: Tiếp tục phát sinh và gia tăng gây hại trên lúa Đông Xuân giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, gây hại phổ biến nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng;

Ngoài ra, các đối tượng như: Sâu đục thân 2 chấm, bệnh khô vằn, bệnh lem lép hạt… tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh trên lúa Đông Xuân giai đoạn đòng trỗ – chín, gây hại phổ biến nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng; chuột tiếp tục gây hại trên các trà lúa, hại nặng cục bộ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ; ốc bươu vàng, tuyến trùng,…. hại nhẹ.

1.1.4. Các tỉnh Nam Bộ

– Rầy nâu: Trên đồng ruộng phổ biến rầy tuổi 2-3, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, cục bộ có diện tích nhiễm nặng trên lúa giai đoạn trỗ chín do rầy tích lũy mật số từ đầu vụ. Khuyến cáo thăm đồng thường xuyên, vạch gốc lúa quan sát kỹ, khi thấy rầy tuổi 2-3 xuất hiện với mật độ cao (> 2.000 con/ m2) có thể sử dụng một trong những loại thuốc BVTV thuộc danh mục thuốc được sử dụng tại Việt Nam để phun trừ;

– Bệnh đạo ôn, bạc lá vi khuẩn, lem lép hạt: Tiếp tục lây lan và gây hại chủ yến trên trà lúa giai đoạn làm đòng – trỗ chín, nhất là trên những ruộng gieo trồng giống nhiễm, gieo sạ dầy, bón thừa phân đạm. Chú ý thăm đồng thường xuyên, kiểm tra kỹ để phát hiện sớm và có biện phát kiểm soát kịp thời;

Ngoài ra, cần chú ý: Chuột gây hại trên lúa giai đoạn trỗ – chín; trên những diện tích nhiễm sâu năn (muỗi hành) cần theo dõi thời gian trưởng thành nở rộ để xác định thời điểm áp dụng biện pháp phun trừ đạt hiệu quả.

1.2. Trên cây trồng khác

Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu… tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại tăng trên ngô xuân giai đoạn cây con tại các vùng trồng ngô trên cả nước, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình. Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu xám, sâu ăn lá, chuột … tiếp tục hại.

– Trên cây rau, màu: Các đối tượng sinh vật hại như sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang, rệp, bọ trĩ, bệnh lở cổ rễ, bệnh sương mai …  tiếp tục gây hại nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng trên rau họ hoa thập tự; bệnh mốc sương, héo xanh, bệnh héo vàng… tiếp tục hại trên cây họ bầu bí; bệnh lở cổ rễ, chết ẻo, thối gốc…phát sinh gây hại tăng trên rau giai đoạn cây con;

– Cây ăn quả có múi: Bệnh vàng lá thối rễ, bệnh Greening, bệnh thán thư, ruồi đục quả, nhện đỏ,… tiếp tục phát sinh và gây hại trên các vùng trồng cây có múi, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.

– Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục phát sinh gây hại mạnh tại các tỉnh phía Nam; bệnh sương mai phát sinh gây hại tăng trên vải sớm – chính vụ giai đoạn ra hoa- đậu quả tại các tỉnh Bắc Bộ, mức độ hại phổ biến nhẹ – trung bình.

– Cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh thối búp… tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình, cục bộ hại nặng.

– Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục phát sinh gây hại tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để, mía trồng mới không sạch bệnh tại Nghệ An; sâu đục thân, rệp sáp, rầy đầu vàng tiếp tục hại trên các ruộng mía giai đoạn đẻ nhánh –  vươn lóng.

– Cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục lây lan và gia tăng diện tích nhiễm bệnh tại các vùng trồng sắn khu vực miền Trung và phía Nam. Lưu ý các đối tượng sinh vật gây hại như: bọ phấn trắng, rệp sáp… tiếp tục hại.

– Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê ở các tỉnh miền Trung; rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt, mọt đục cành…tiếp tục hại.

– Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, tuyến trùng hại rễ… có khả năng phát sinh và gây hại tăng, hại nặng cục bộ trên những vườn cây lâu năm chăm sóc kém.

Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh thán thư,… tiếp tục phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết thuận nóng ẩm, ẩm độ không khí cao.

Cây thanh long: Bệnh đốm nâu tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ do điều kiện thời tiết sáng sớm có sương mù thuận lợi cho bệnh phát triển và lan rộng.

Cây dừa: Bọ cánh cứng, bọ vòi voi tiếp tục phát triển và gây hại tại các vùng trồng dừa, mức độ hại phổ biến từ nhẹ – trung bình; sâu đầu đen tiếp tục phát sinh và gây hại tại các khu vực trồng dừa.

– Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ có khả năng tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm, nhất là trên những vườn chăm sóc kém, không thoát nước tốt.

– Cây thông: Sâu róm thông tiếp tục phát triển và gây hại ở Nghệ An và Thanh Hóa.

Nguồn: Cục Bảo vệ Thực vật